Chippewa Service Vintage Boot - Câu chuyện về đôi giày có tuổi đời mấy chục năm

25-04-2018
 
Với một dân chơi vừa chơi vừa bán mình hay lùng sục đào bới thỉnh thoảng sẽ tự nhiên vớ được một e lạ hoắc  trên trời rơi xuống. Đây là một đôi Chippewa dòng vintage, hàng deadstock từ thời kháng chiến chống Pháp nên không tìm được bất cứ thông tin nào, nhưng sau quá trình mò mẫm tìm kiếm mình cũng đoán đc niên đại của ẻm tầm 196x – 197x qua bộ đế gót được đóng.
 
 
  • Plain Toe Design
  • GYW 270 – Recraftable
  • Leather Insole & Midsole
  • Nitrene Outsole Chippewa Trademark – Cat’s Paw
  • Fullgrain Leather Upper
  • 4 Brass Eyelets 3 Speedlace
  • 6″ Constructed Toebox & Heelbox
  • Tan Color
  • Unlined
  • Made in USA
Đây có thể coi là một trong những mẫu thiết kế đầu tiên cho hai dòng workboots tên tuổi của Chippewa là Apache và Service, hoặc bản kỷ niệm của 2 loại này / sample, vì thiết kế lai giữa slim last, slim toe của Service, hơi bulky upper của Apache, và 4 Eyelets 3 Speedlace trên các dòng Homestead, 1939.
Trọng lượng khoảng 2 kí 2 tương đương Red Wing, có thể midsole được làm bằng cork chứ chưa dùng synthetic foam core như bây giờ. Eyelet speedhook màu đồng giả cổ rất hợp với dáng và màu giày.
Fit:
Insole là một lớp da dầy, chia 2 phần gồm thân và gót – dựa theo vết chủ cũ có thể thấy fit theo chân khá dễ. Cảm giác chân tốt của Chippewa phần lớn đến từ cách bộ gót lõm ôm lấy gót người mang sau break-in. Form Slim chuẩn size D, chân E chọt vào bị kích ngang dư ra khỏi Outsole, bù lại Upper bulky nên mu cao chơi tốt.
AE có thấy đường eo cong này quen quen? Allen Edmonds đã dựa rất nhiều vào các thiết kế Vintage
Outsole:
Là Raw Cord Sole – rất phổ biến từ WWII. Thời này chiến tranh vốn khan hiếm cao su nhưng vẫn phải dùng để sản xuất giày liên tục cho binh lính, ngta nấu chảy vỏ bánh xe cũ trộn với sợi nylon. Quá trình sản xuất tuy không đảm bảo các quy chuẩn hiện nay nhưng rất thực dụng, nhanh, rẻ, bộ đế chống chịu mài mòn và thời tiết tốt. Texture bề mặt dập in hình lá phượng sau này được Vibram cải tiến thành vân V-bar. Cặp gót A93 Microlite từ hãng Cat’s Paw có bề mặt 3 khía chống trượt.
Upper:
Da bò full vegtan, hơi khác với các loại đời mới bây giờ, đặc biệt đang trong tình trạng rất tốt. Da ko dầy nhưng đanh, dẻo, rất mịn mướt không hề bị khô nứt.
Sơ lược lịch sử hãng Cat’s Paw:
Được thành lập từ năm 1904, Cat’s Paw là một trong những thương hiệu đã đi vào tiềm thức bao thế hệ người dân Mỹ. Logo chú mèo được nhà thiết kế người Đức – Lucian Bernhard – thực hiện cho các tấm áp phích quảng cáo, sau khi đăng kí bản quyền năm 1936 thì được Cat’s Paw Rubber Company Inc mua lại và sử dụng từ những năm 1940. (Cho ai thấy quen quen thì cái font đánh máy Bernhard là của cha designer này đây)
Thời Oldschool này ngta có thói quen mang và giữ giày rất lâu, Cat’s Paw là hãng nổi tiếng nhất cùng với Vibram, Biltrite, Holtite, Panco và O’Sullivan nắm giữ thị trường sản xuất gót giày. Cứ sút cho mòn vẹt gót là lại ra hàng mua cặp CP về đóng lại, như xi giày nghĩ ngay đến Kiwi vậy.
Trong số các hãng thời đó, sản phẩm của CP là đắt nhất, bán chạy nhất vì là thương hiệu mạnh nhất, Made in America, tâm lý người dân dùng đồ bền càng lâu càng tốt và có thể CP làm đồ tốt thật. Tiếc là sau này vì nhiều lí do đến những năm 1960 Cat’s Paw bị Biltrite of Waltham (hãng làm đế Biltrite) mua lại, rồi chính hãng này sau về cùng một nhà với Vibram.
 
Quay lại về giày:
Rất nhiều Reseller tiếc nuối vì sự ra đi của CP đã nhanh tay trữ lại số lượng lớn các bộ đế hãng nên đến ngày nay vẫn còn một ít sót lại cho những ai thích chơi đồ cổ. Đôi của mình nằm trong đợt sản xuất cuối cùng, đế zin không phải đóng lại, được bảo quản trong điều kiện rất tốt nên sau bao nhiêu năm vẫn trong tình trạng như mới, chưa break-in, da rất mướt hầu như ko vết nhăn, ko ẩm mốc, các texture đế gần như nguyên vẹn ngay cả phần chỉ khâu goodyear cũng căng đét sạch kin kít không sứt môi hở móng sợi nào, rất xứng đáng cho các BootCollector sở hữu.
 
Một số hãng hiện nay (đặc biệt các brand đến từ Nhật Bản) vẫn đang làm giày có đế Cat’s Paw, đây là các dòng Reproduction – còn gọi là tái bản – các hãng này mua lại bản quyền sản xuất đế CP theo đúng công nghệ xưa kia để dùng cho các sản phẩm của mình, cũng là một cách tăng giá trị nhận diện thương hiệu khá tốt. Thông tin này để ae phân biệt với các mẫu giày deadstock vì ko phải đôi nào đế CP cũng lâu đời.
Peace! Hẹn gặp lại ae ở các bài viết tiếp theo.

AKITO SHOP

_________________________________

Thời gian làm việc
⏰ 12AM – 08PM | T3 – CN
🎏 467/34 Điện Biên Phủ, P3, Q3 TPHCM
☎️ 0932139960